Kinh nghiệm lấy bằng lái xe ở Nhật siêu đơn giản
Tròn một tháng ngày lấy bằng lái ôtô, tớ note lại chia sẻ kinh nghiệm của bản thân cho những ai đang có ý định lái xe ở Nhật.
Tổng quát nhìn lại tớ thấy ngược lại so với nhận thức thông thường là lấy bằng ở Nhật khó, tớ thấy lấy bằng ở Nhật siêu dễ và siêu yên tâm. Nếu so với Việt Nam, lấy bằng ở Nhật phải khó hơn rồi. Nhưng không nên mang VN ra làm quy chuẩn, chất lượng mọi thứ ở đây đều yêu cầu cao hơn không riêng gì đi thi lấy bằng. Còn lại chắc vì..chúng ta đọc nhiều Đôrêmon quá xong bị ấn tượng bố Nobita thi đi thi lại =) Lấy bằng ở Nhật không có gì khó nhé.
I. Lấy bằng ở Nhật, ưu điểm và nhược điểm.
Để đạt được mục đích cuối cùng là lái được xe ôtô ở Nhật, trước tới giờ có hai cách phổ biến: cách 1: lấy bằng lái trực tiếp ở Nhật; cách 2. Lấy bằng ở VN, sang Nhật đổi từ bằng VN sang bằng Nhật. So với cách đổi bằng VN, cách 1 có nhược điểm sau:
Nhược điểm 1: Chi phí đắt đỏ (cái này hay bị lẫn với “khó”, thực ra là không phải là “khó” mà là “đắt”). Lần này lấy bằng, tổng chi phí tớ bỏ ra là 278,000 yen. Học và thi tại trường lý thuyết và thực hành. Trường của tớ giá đối với người đã đi làm như vậy so với mặt bằng là rẻ, trung bình mọi người mất từ 300,000 yen trở lên – 60 triệu so với dưới 10 triệu một khoá ở VN thì khỏi nói cũng thấy chênh lệch
Nhược điểm 2: Thi nhiều, phạm vi rộng hơn nhiều so với kỳ thi đổi bằng (cái này cũng thường bị nhầm với “khó”, thực ra không phải là “khó” mà là “nhiều”).
Tuy nhiên nhược điểm này tuỳ theo cách nghĩ, không hẳn là nhược điểm, nếu nghĩ như ưu điểm dưới đây:
Ưu điểm 1: Học nhiều đi đôi với việc có được kiến thức có hệ thống và đẩy đủ về luật giao thông tại Nhật (must have), và manner lái xe ở Nhật – điều mà người Nhật rất chú trọng (nice to have).
Bản thân tớ không có kinh nghiệm lấy bằng lái tại VN, nên không thể đưa ra so sánh sự khác nhau hay thiếu hụt nếu cầm bằng VN lái tại Nhật.
Tuy nhiên để minh hoạ thì hubby béo ông xã tớ lấy bằng tại VN, đã có kinh nghiệm lái xe tại VN, Úc, Mỹ, 1 năm lái bằng quốc tế ở Nhật, nhưng sau đó vẫn quyết định học lấy bằng của Nhật và công nhận là sau khi học lại thì yên tâm hẳn, không còn nhiều thắc mắc, mập mờ, bất an như lúc trước nữa.
*Chia sẻ về risk khi lái xe ở Nhật: Vi phạm giao thông bị xử phạt hành chính và pháp lý rất nặng. Nói về tiền, ví dụ xước xe nhẹ hều cũng 5,7 man tiền sơn xe, nặng từ vài chục man (Kinh nghiệm đau thương từ gia đình tớ). Thế nên suy nghĩ riêng của tớ thôi, là tiết kiệm gì chứ đừng nên tiết kiệm khoản an toàn của bản thân và người khác, cuối cùng lại thành mất nhiều hơn. Từ việc học cho đến việc mua bảo hiểm.
Ưu điểm 2: Lái được xe ngay từ giây phút cầm bằng. Vướng mắc hay gặp nhất của các bạn có bằng lái tại VN là phải tích đủ 3 tháng tại VN trước khi đổi bằng. Quy định khá vớ vẩn! nếu lấy bằng ở Nhật thì sẽ tất nhiên tránh được điều này.
II. Những kinh nghiệm nhỏ để lấy bằng lái dễ dàng hơn: Chọn trường, Chọn thầy, Chọn cách học.
- Chọn trường:
Rút kinh nghiệm cả tốt và xấu từ lần này đi học lái xe, khi chọn trường, tớ nghĩ rằng nên lưu ý những điểm sau:
- Trường có chứng chỉ và trường không chứng chỉ ( 公認校—非公認校)
Khác nhau lớn nhất giữa hai loại trường này là có thi lấy bằng được tại trường hay không. Trường được sở cảnh sát khu vực cấp chứng chỉ được phép thi cả hai lần thực hành, và một lần lý thuyết tại trường, chỉ có lần thi lý thuyết cuối cùng, đi kèm với cấp bằng là tại sở cảnh sát. Ngoài việc mất thời gian công sức lên sở cảnh sát ở chỗ khỉ ho cò gáy đến mấy lần, còn vấn đề to hơn nữa là ai chấm mình? Thi ở trường thì là giáo viên của trường – người mình học hàng ngày, xe của trường – lái hàng ngày, course đường của trường – luyện hàng ngày. Thi ở sở cảnh sát thì ngồi bên cạnh là cảnh sát, lái xe và đường đêù lần đầu tiên.
- Trường hợp với nhu cầu bản thân: ưu tiên thời gian/ giá cả, học cuối tuần/tối v.v...
Lần này tớ tìm hiểu và liên lạc với khoảng 5-6 trường quanh khu vực sinh sống. Do tranh thủ lấy bằng trong thời gian nghỉ trước khi sinh em bé, nên không chọn được trường thích nhất vì họ không chấp nhận cho phụ nữ có thai học. Tuy nhiên cũng đã chọn được second-best với bản thân.Vì vậy những yếu tổ như: có chấp nhận hay không phụ nữ mang thai, có dịch vụ gửi trẻ không, có book lịch học qua internet được không, có học tối muộn không, bạn nào không tự tin tiếng Nhật còn có những trường có course học và thi bằng tiếng Anh v.v.. nên hỏi kĩ, và có sự so sánh giữa các trường
- Thời gian lấy được bằng: là một yếu tố quan trọng khi chọn trường.
Càng lấy bằng trong thời gian ngắn càng tốt. Nếu có điều kiện thì học kiểu gassuku (intensive) là tốt nhất. Vì sao? Data thống kê cho thấy là thời gian lấy bằng càng dài, tỉ lệ đỗ càng thấp. Bản thân tớ đi học cũng chiêm nghiệm điều này. Học lớp thực hành hết 12 buổi, buối sau là kiểm tra lấy bằng, mà không đặt được lịch buổi kiểm tra do trường bị book lịch quá kín. 1 tuần sau ngày học cuối cùng mới được kiểm tra, trước khi đi học tớ không biết lái xe, nên lúc đó thì đã quên hết cả cảm giác lái xe như nào, cuống quá xém nữa nhầm chân phanh chân ga hix hix. Hoặc nếu học lý thuyết rồi cả tháng sau mới thi, thì còn nhớ cái mô nữa?
Nhìn chung ở Nhật, các trường đều có thời điểm đông khách nhất là khoảng tháng 12~tháng 4. Thời điểm này học sinh sắp tốt nghiệp đổ xô đi lấy bằng, rất khó book lịch, ảnh hưởng đến thời gian lấy bằng của mình, vì vậy nên tránh để học được hiệu quả hơn. Đừng quên thảo luận trước với trường để nó lên lịch trước cho mình xem lấy được bằng vào thời gian phù hợp nguyện vọng.
- Chọn thầy (thực hành): Mỗi giờ học thực hành ở Nhật thường dài 50 phút, 1 đối 1 với thầy trong không gian tù túng là cái ô tô. Vì vậy nếu chọn được thầy dễ chịu, hợp với mình thì hiệu quả việc học sẽ tăng lên rất nhiều. Còn nếu gặp phải ông nào khó ngửi, thì hãy tưởng tượng xem: phải ngồi sát với nó 1 tiếng đồng hồ! Vì vậy hãy chủ động chọn thầy, chọn trường nào cho phép chọn giáo viên cho giờ học của mình, và nếu trường có dịch vụ này thì hãy sử dụng tối đa. Random một vài người lúc đầu (như tớ random theo ảnh hehe), sau đó thấy ai hợp gu thì cứ vậy là repeat!
Kể chuyện kinh nghiệm bản thân, tớ sợ nhất ông nào nói nhiều, nói liên tục, chỉ đạo hoang tàn cả lên. Người đang tập lái nhìn chung lên xe là rất căng thẳng, cứ hót liên tục bên tai, ai mà tập trung nổi hix. Có hôm lái bài đường ngoằn ngèo, đang tập trung lái, bố cháu cứ bảo phải tính xem độ dài của xe nhân với độ cong của đường để ra số khoảng cách phải bẻ lái… lạy bố cháu, tặng bố cháu cái chốt và không hẹn gặp lại nhé huhu. Thầy nào nói tối thiểu, tối giản và chỉ những điều cần thiết!
Thời gian mình trả cho một giờ lái xe là rất quý, hiệu quả của buổi học thầy có quyền tự động đánh giá vào sổ và xét cho mình có được qa buổi học đó không, nếu không là làm lại và mất thêm tiền. Vì vậy hãy chú ý chọn giáo viên.
Chọn cách học:
- Lý thuyết:Tuy nội dung khá rộng, bù lại chỉ cần học gạo là khả năng đỗ cao lắm rồi. Kỳ thi nào cũng có cách học để qua. Kỳ thi lý thuyết lái xe cũng vâỵ.
Chú ý những điểm sau là 99% sẽ qua. Bản thân tớ cũng áp dụng và được full điểm cả hai lần lý thuyết:
+ Memo/ gạch chân những điểm trong giờ học thầy nói là quan trọng, dễ ra đề, những thông tin khác hầu như không cần để ý tới, rác não, khi nào lấy được bằng thích thì đọc lại sau.
+ học kĩ thuộc lòng các bảng thông tin, các thông tin liên quan đến SỐ.
+ Làm quay vòng bộ đề thi ít nhất 2 lần, cho đến khi đạt được số điểm gần tối đa.
+ Không cần bắt đầu làm đề sớm, chỉ tổ quên và mất thời gian, bắt đầu làm đề trước ngày thi 2-3 ngày là trí nhớ ở trạng thái hoạt động tốt nhất.
- Thực hành:
Bản thân tớ thấy thầy giáo chiếm 50% ảnh hưởng đến thành tích và đã chia sẻ việc chọn thầy như trên. 50% còn lại phụ thuộc vào yếu tố thần kinh vận động và thần kinh phản xạ của từng người, tớ chia sẻ một vài kinh nghiệm và tips sau đây, nếu áp dụng và có hiệu quả coi như tớ cũng vui:
+ Bình tĩnh: 80% nội dung thực hành là những điều rất thông thường: lái xe đúng làn đường, đúng đèn giao thông, sử dụng tín hiệu báo như xi nhan, nhường đường cho người đi bộ..v.v những điều này không có gì khó, chỉ cần tập trung, bình tĩnh, và làm triệt để (giống như người mới chơi đàn piano bảo một lúc đánh hai tay, làm nhiều điểu đơn gian một lúc có thể bị cuống lúc chưa quen). Point là cứ bình tĩnh mà làm.
+ Chuẩn bị bài: làm thế nào để bình tĩnh hơn? Biết trước phải làm gì, một điều rất đơn giản là nhớ đọc sgk thực hành trước giờ học hoá ra lại giúp ích nhiều. Đọc chia ra và đọc ngay trước khi học tớ thấy cho sự tập trung cao hơn.
+ Hướng tầm mắt ra xa: hướng tầm mắt ra xa cách khoảng 2 ngã tư phía trước. Đối với người mới lái, điều khó nhất là phán đoán tình huống đường. Do sợ nên dễ nhìn gần ngay phía trước mũi xe nên mọi thứ đến sát mới nhìn thấy, gây ra xử lý gấp. Đường ở Nhật phần lớn chạy tốc độ cao hơn VN, thông thoáng người đi bộ nên đừng sợ. Chủ động ý thức phóng tầm mắt ra xa, vài lần sẽ thấy quen. Bản thân tớ sau khi được dạy và tập thói quen này thì đã thấy lái khác hắn: thoải mải và xử lý mọi thứ mềm mại như ru kaka.
+ Giai đoạn 1 (Karimen): đi hình nhữ S và chữ L – học cách trả lái.
Học lái xe chia làm 2 giai đoạn. Ngoài 80% nội dung thông thường nêu trên, ở giai đoạn 1 khó nhất phần đi dải đường hẹp chữ S và L. Point của phần này là học thuộc lòng cách trả lái. Sai thì làm lại, không ai bắt phải làm được ngay lần đầu tiên, nhưng không biết trả lái để làm lại thì out luôn. Bạn gái thi cùng tớ đã truợt chỉ vì quên cách trả lái lúc rẽ chữ L. Phần này học từ giai đoạn 1, nhưng hết giai đoạn 2 khả năng lại có lại trong phần đưa xe ra khỏi chuồng, nhớ ôn để không quên.
+ Giai đoạn 2 (Honmen): đỗ xe vào chuồng và đỗ xe song song. Giai đoạn 2 chỉ có phần naỳ là phải nhớ. Khác với đi chữ S và L phải căn và luyện cho nhớ cảm giác, thì phần này đơn thuần là các bước. Nhớ bước là làm được không có gì khó. Bước thì có trong sgk, nhưng không dễ hiểu lắm. Tớ thường hay xem video này trước khi học/ thi và thấy rất hiệu quả:
Đỗ vào chuồng:
https://www.youtube.com/watch?v=hbyq5BBU3WA
Đỗ song song:
Hơi dài một tí, trên đây là những kinh nghiệm cá nhân của tớ, có lẽ có giá trị tham khảo hơn cho những ai chưa biết lái xe tí gì mà muốn lấy bằng, giống như tớ. Hy vọng có thể giúp ích được phần nào cho những ai đang gom nhặt thông tin về kỳ thi này. Cheers.